CÁCH SANG CHẬU CHO LAN HỒ ĐIỆP
03 bước đơn giản giúp bạn có một chậu lan hồ điệp thật đẹp sau khi chơi tết
Lan hồ điệp sau khi hoa tàn ta thường vứt bỏ đi , Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn một cách có thể tái sử dụng các chậu lan để cho ra hoa tiếp tục và cực kỳ dễ dàng bằng CÁCH SANG CHẬU CHO LAN HỒ ĐIỆP
Hoa lan hồ điệp thường được dùng để tặng quà cho các đối tác công ty ,hay các hộ kinh doanh cá thể.
Ta thường thấy lan hồ điệp được trưng bày rất đẹp mắt trong các chậu lan được gộp thành từ nhiều cây.

Phần lớn sau khi hoa tàn mọi người thường vứt đi là do không biết cách trồng như thế nào cho đúng cách, loay hoay không biết dùng chậu gì, chất trồng là gì và mua ở đâu . có quá nhiều câu hỏi ngăn cản bạn có một chậu hoa lan đẹp.
Thông qua kinh nghiệm chăm sóc lan của bản thân hôm nay mình chia sẻ với các bạn một các bước cực kỳ đơn giản để sang chiết 1 chậu lan
Bước Chuẩn bị:
- Lan hồ điệp đã tàn hoa: Bạn nên chọn cây càng còn nhiều bông để trồng lại thì sẽ mau phát triển hơn loại đã tàn hoa. Cây càng nhiều hoa thì thân sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho hoa càng nhiều, do đó nếu như để hoa tàn hết thì cây gần như cạn kiệt chất dinh dưỡng, do đó thời điểm sang chậu cho lan hồ điệp tốt nhất là còn 3-4 bông trên cành là rất quan trọng
- Vật tư : Bạn có thể mua ở các cửa hàng vật tư cây cảnh đều có nhé.
+Chậu : Chậu đất nung hoặc chậu nhựa
+Móc treo: Loại móc 03 dùng treo Lan
+Chất trồng (hay còn gọi là giá thể ): vỏ thông, than củi, vỏ dừa khô
+ Mốt xốp: dùng lót đáy chậu và tiết kiệm chất trồng
+ Phân bón cho lan : Phan chì tan chậm (có thể bổ sung thêm phân trùng quế hữu cơ,phân viên dynamic cho cây khi có điều kiện)
+Dây cột lan: dùng để cố định cho lan không bị rung lắc trông quá trình trồng
+Cây uốn lan hồ điệp: Bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong chậu lan của mình nhà vườn thưởng dùng để tạo dáng cho cành hoa, khi mua về đã có sẵn theo chậu.
+ Kéo :
+ Chất sát khuẩn : cồn 90 độ , hoặc Benkona, dùng để xác khuẩn dao kéo trước khi cắt rễ .

Tiến hành sang chậu:
Bước 1: Bỏ chất trồng củ , tỉa bộ rễ
Với những bạn có kinh nghiệm thù việc này vô cùng đơn giản,tuy nhiên nếu đây là lần đầu tiên của bạn hãy chú ý các công đoạn cực kỳ đơn giản của nó nhé,vì nếu không bạn sẽ loay hoay không biết làm cách nào đấy :
- Lấy cây và chất trồng ra khỏi chậu nhựa: Nếu cấy còn ngồng hoa thì bạn có thể giữ ngồng hoa, hoặc dùng Một tay nắm nhẹ phần gốc tiếp giáp với lá cuối cùng, sau đó nhẹ nhàng lấy ra khỏi chậu, nếu như rễ bám quá chặt vào thành chậu bạn có thể ngăm vào nước 1-2 phút cho bộ rễ nở ra giúp cho bạn dễ dàng hơn.
- Bỏ chất trồng cũ:dùng tay nhẹ nhàng lấy chất trồng ra khỏi bộ rễ .Chú ý nhẹ nhàng tránh làm gãy,hư các rễ tốt có đầu màu xanh. Rễ là cơ quan hút chất dinh dưỡng còn gọi là miệng ăn của cây,do đó bộ rễ càng tốt càng khỏe cây phát triển càng nhanh, khả năng phục hồi sau khi tách chiết càng tốt.
- Cắt tỉa bộ rễ: Các bạn chú ý nếu rễ xanh tốt thì giữ nguyên đoạn nào dập , thối nhũng, đen thì cắt bỏ toàn bộ.
- Phần giá thể cũ là rêu rừng các bạn giữ lại, chất trồng( hay còn gọi là giá thể) ta có thể dùng benkona, physan 20sl,hoặc mốt số chất diệt nắm khác, ngăm 2cc / 1 lít nước trong 15-30 phút sau đó bạn có thể tái sử dụng trồng cho các loại địa lan khác như kiếm .
Bước 02 : ghép chậu
Cách ghép chậu là công đoạn cần một chút khéo léo của bạn, nên cần nhẹ nhàng .
Bây giờ ta có thể dùng tới những vật tư cần cho ghép lan như chậu, giá thể, mốt xốp , dây cột lan.
Đầu tiên : bạn nên móc các móc treo lan vào trước khi sang chậu
Thứ 2.bạn cho mốt xốp vào đáy chậu, không quá 1/3 đáy chậu nhé các bạn , việc làm này rất hữu ích giúp cho đáy chậu không ứ nước và tiết kiệm được khá nhiều chất trồng(giá thể).
Thứ 3 : cho chất trồng là vỏ thông hoặc than củi vào chậu đến 2/3 thành chậu, bạn có thể tăng giảm chất trồng tùy thuộc vào độ cao của cây lan.
Vỏ thông có tác dụng kháng khuẩn dễ xử lý nắm bệnh, hiện nay trên thị trường có rất nhiều kích cỡ như 1×2, 2×3, 3×4,..giúp cho các bạn dễ dàng lựa chọn .
Về than là chất trồng khá tốt nhưng thời gian xử lý than khá lâu, ngoài ra than cũng có nhược điểm khi quá khô sẽ tự gãy nứt làm đứt bộ rễ.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng sơ dừa, đây là chất trồng khá tốt, khả năng giữ ẩm cực cao, tuy nhiên nhanh mục có thời gian sử dụng khoảng 02 năm thì phải thay giá thể
Thứ 4 Cho cây lan vào chậu cố định bằng các dây cột lan. Chú ý lá cuối cùng của chậu lan cách thành chậu 2 cm . Điều này giúp cho lá cây lan không bị cọ váo thành chậu gây trầy xướt khi bị rung lắc , gió đung đưa.
Thứ 5: tiếp tục cho giá thể vào đầy chậu, vỏ thông lớn để dưới, lớp mặt dùng giá thể nhỏ,chèn chặt giá thể sau cho cây lan vững vàng. Dùng dây cột lan cố định ngồng hoa hoặc thân vào chậu hoặc móc treo lan, giúp cho Lan không bị rung lắc
Bước 3 Chăm sóc lan sau khi ghép
Sau khi sang chậu ghép chậu bạn không nên tưới nước ngay . Tưới nước ngay có thể làm thối nhũng bộ rễ sau khi cắt tỉa, bộ rễ cần có thời gian lành lại. Lan nên để vào nơi râm mát , thoáng gió. Không để trực tiếp ánh sáng ngoài trời đặc biệt là nắng chiều.
Ngày thứ 2 : bạn tưới nước nhẹ vào chất trồng. Cách tưới: dùng bịt xịt tưới phun sương sau cho ướt giá thể
Ngày thứ 3 kít rễ : bạn có thể dùng B1 và hùng nguyễn 2 cc/ 1 lít nước phun đều toàn bộ lá và rễ vào buổi sáng 03 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày.
Đây là một số điều cơ bản cần chú ý khi sang chậu cho lan hồ điệp đơn giản mà bạn có thể áp dụng . Giờ đây bạn đã có một chậu lan hồ điệp khỏe mạnh hơn, giúp cho không gian thư giãn nhà bạn ngày càng trở phong phú hơn.
Một số chia sẻ trên đây là kinh nghiệm tích lũy từ quá trình chơi lan của bản thân , qua nhiều năm của mình, nếu bạn thấy hay xin chia sẻ cho những bạn cùng chơi lan của mình có những chậu hoa mạnh khỏe , giúp mọi người có không gian nhà đẹp hơn , ấm cúng hơn.
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài Viết 03 bước đơn giản sang chậu lan hồ điệp, những bài viết tiếp theo sẽ tiếp tục chia sẽ những kinh nghiệm trồng lan của mình. Bạn có thể nhận thông báo bằng cách đăng ký qua kênh youtube HOALANQUOCVIET, và nhấn kênh thông báo để nhận những thông tin mới nhất nhé.
https://www.youtube.com/channel/UCKBbHr61eEMVHEkgUrOE9fw
Hoặc trang fanpage CACHTRONGLAN của mình, cám ơn Anh/ chị và các bạn đã theo dõi bài viết. Xin chào và hẹn gặp lại.